Thông tin mới dự án Mỹ Phước – Tân Vạn tại Bình Dương
Sau nhiều năm thi công và đi vào sử dụng theo từng giai đoạn thì nay tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn đã được thông xe toàn tuyến từ 5/2021.
Trước đó, Tuyến cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn được xem là dự án trọng điểm của tỉnh Bình Dương. Với tổng chiều dài 48.9 km, dự án này không chỉ giảm ùn tắc giao thông mà còn thúc đẩy kinh tế - xã hội tại Bình Dương. Để thông xe tuyến đường Mỹ Phước Tân Vạn tại Bình Dương, cơ quan chức năng cùng nhà thầu đang gấp rút giải phóng mặt bằng thi công đoạn khoảng 500m.
Thông tin nhanh về cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn
Tên dự án: Cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn |
Chiều dài: 48.9 km |
Điểm đầu: đường Hồ Chí Minh (Huyện Bàu Bàng) |
Quy mô: 6 làn xe |
Điểm cuối: Quốc lộ 1A (ngã 03 Tân Vạn) |
Vốn đầu tư: 1.764,47 tỷ đồng |
Chủ đầu tư: công ty đầu tư và phát triển công nghiệp (BECAMEX IDC CORP). |
Hình thức đầu tư: BOT |
Thông tin Cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn chi tiết
Tuyến cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn có tổng chiều dài 48.9 km với tổng vốn đầu tư là 1.764,47 tỷ đồng. Điểm đầu cao tốc được tiến hành tại phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát đi qua thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An. Điểm cuối là nút giao thông Tân Vạn. Tuyến đường này được chia làm hai giai đoạn để thi công.
Giai đoạn 1: Từ ngã ba Tân Vạn đến Thị xã Bến Cát đã hoàn thành và đưa vào sử dụng
Giai đoạn 2: Từ Thị xã Bến Cát đến Khu công nghiệp Bàu Bàng
Cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn xây dựng ngoài việc giảm áp lực cho các tuyến giao thông hiện tại trong khu vực, nó còn giúp kết nối các khu công nghiệp tại Bình Dương với tỉnh Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến đường này đi qua 5 địa phương của tỉnh Bình Dương bao gồm Thuận An, TP Dĩ An, Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng.
Tuyến cao tốc có quy mô 6 làn xe với 9 cầu cạn có lộ giới từ 20 -30m cùng với 25 hầm chui rộng 8m và cao 3m. Các phương tiện giao thông có thể lưu thông với vận tốc 80 – 100km/h.
Bên cạnh đó để tránh giảm ùn tắc trên tuyến cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn, tỉnh Bình Dương quyết định sẽ xây dựng 5 cầu vượt và 6 hầm chui trên tuyến chính. Điều này giúp người dân lưu thông nhanh chóng và vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn.
Vai trò của tuyến cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn
Cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn sau khi hoàn thành sẽ tạo nên động lực cực kỳ lớn cho tỉnh Bình Dương phát triển. Hiện tại, dân số ở Bình dương đã đạt hơn 2 triệu người với hơn 27 khu công nghiệp mới đang được thi công. Việc lưu thông của người dân và vận chuyển hàng hóa trở nên cấp bách, tuyến đường này như giải pháp và được xem là tuyến giao thông huyết mạch để di chuyển đến các khu công nghiệp mới, cảng biển tại Thị Vải, Cái Mép…
Các nhà lãnh đạo và người dân hy vọng, tuyến cao tốc này có thể giải quyết bài toán tiết kiệm thời gian, chi phí vận chuyển cho các KCN tại đây. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu so với việc di chuyển bằng Quốc lộ 13, cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn có thể giúp tiết kiệm được khoảng 30%chi phí vận chuyển từ các nhà máy đến các cảng trong khu vực Đông Nam Bộ.
Trên hết việc kết nối giữa các KCN, đô thị của tỉnh Bình Dương, Đồng Nai với các cảng lớn ở TPHCM, Đồng Nai, , Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ trở nên nhanh chóng hơn.
Cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn thúc đẩy bất động sản phát triển
Hạ tầng giao thông có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị bất động sản. Những nơi mà cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn đi qua, trước đây đa số là những khu đất trồng cao su với dân cư thưa thớt. Hiện tại hai bên đường các công ty, xí nghiệp hình thành, các dịch vụ tiện ích cũng phát triển theo.
Nhiều chủ đầu tư nhận thấy tiềm năng tại đây, nên đầu tư các dự án nhà ở, chung cư đáp ứng tốt nhu cầu người dân. Điều này giúp bất động sản ở khu vực này tăng lên nhanh chóng và mạnh mẽ.
Đặc biệt, Thuận An là địa phương có nhiều thay đổi mới mẻ sau khi dự án được triển khai. Vốn là vùng đất thuần túy nông nghiệp, cho đến nay địa phương này đã thu hút được các nhà đầu tư vào khai khác. Các nhà máy, khu dân cư và thương mại – dịch vụ phát triển hơn giúp người dân có công ăn việc làm ổn định.
Cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn: Đòn bẩy hút tỉ USD FDI cho Bình Dương
Thứ nhất, Tuyến đường này đi qua các KCN lớn nằm trên 4 huyện và thành phố là: Bàu Bàng, Bến Cát, TP.Thủ Dầu Một, TP.Thuận An, TP.Dĩ An, kết nối đến cảng biển quốc tế quan trọng khu vực Đông Nam Bộ. Theo tính toán của các chuyên gia, tuyến đường này giúp giảm 25% thời gian vận chuyển, chi phí vận chuyển theo đó cũng giảm ở mức 30% đối với vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu từ các nhà máy tại các KCN tới các cảng biển quốc tế (Thị Vải, Cái Mép...), cảng container (cảng Đồng Nai, Bình Dương, Quận 9).
Thứ hai, đây là mạch giao thông chiến lược của tỉnh trong việc kết nối Bắc - Nam. Tuyến đường này đóng vai trò kết nối các KCN trên địa bàn Bình Dương với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Bình Phước, Đồng Nai, các tỉnh Tây Nguyên, TP.HCM).
Thứ ba, để đón đầu dự án sân bay Long Thành tại Đồng Nai, mới đây, hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai đã thống nhất xây dựng cầu Bạch Đằng 2 bắc ngang sông Đồng Nai nhằm kết nối giữa hai tỉnh, khi hoàn thành sẽ có thêm một cửa ngõ mới để kết nối Bình Dương đến sân bay Long Thành thông qua tuyến đường này, từ đó việc kết nối với cảng hàng không quốc tế lớn nhất cả nước cũng được rút ngắn đáng kể.
Thứ tư, Tuyền đường này tạo thêm một trục giao thông quan trọng cho các KCN của Bình Dương, cũng góp phần giảm tải quốc lộ 13 (tuyến đường duy nhất lưu thông giữa TP.HCM và Bình Dương, đoạn đi qua Bình Dương thường được gọi là đại lộ Bình Dương).
Nhờ chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông phục vụ công nghiệp, Bình Dương hiện đang là địa phương thu hút vốn FDI cao của cả nước. Tính từ đầu năm 2021 đến ngày 15.5.2021, Bình Dương đã thu hút 1 tỉ 252 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, bằng 159% so với cùng kỳ năm 2020.
Lũy kế đến nay, Bình Dương đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chỉ sau TP.HCM và Hà Nội với 3.974 dự án. Tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt 36,5 tỉ USD, chiếm khoảng 9% tổng vốn đầu tư cả nước. Trong đó, Thuận An được định hướng phát triển công nghiệp nhẹ.
Tiến độ thi công tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn
Mặc dù tuyến cao tốc này đã hoàn thành xong nhiều năm nhưng vẫn còn một vài đoạn bị đình trệ trong công tác giải tỏa. Ở nút giao Mỹ Phước Tân Vạn với đường ĐT 741 còn một đoạn khoảng 500m chưa thể hoàn thành.
Tuyến đường này đang được tỉnh Bình Dương gấp rút thi công để thông xe. Tại nút giao giữa đường Mỹ Phước Tân Vạn đường ĐT 741, đơn vị thi công đã trải nhựa xong vị trí tiếp giáp. Ngoài ra tỉnh cũng đang vận động hộ dân ở 2 bên đường nhanh chóng thực hiện việc giải tỏa để làm các công trình phụ.
Sau nhiều năm thi công và đi vào sử dụng theo từng giai đoạn thì nay tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn đã được thông xe toàn tuyến từ 5/2021, góp phần thu hút hút hàng tỷ USD vốn FDI cho Bình Dương.
Trên đây là một vài thông tin về tuyến cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu hơn về tuyến đường vận chuyển hàng hóa lớn nhất tỉnh Bình Dương này.
Có thể bạn quan tâm: