Thông tin mới Cao tốc TPHCM - Bình Dương - Bình Phước

Lãnh đạo Thành ủy TP.HCM đã làm việc với Tỉnh ủy Bình Phước vào sáng ngày 18/03 để thống nhất chủ trương triển khai dự án đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Tuyến cao tốc này sẽ thúc đẩy hàng hóa từ các cảng biển TP.HCM về các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Sơ đồ năm tuyến cao tốc kết nối Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh lân cận. Trong đó, có tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
Sơ đồ năm tuyến cao tốc kết nối Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh lân cận. Trong đó, có tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Thông tin nhanh cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Tên dự án: cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Chiều dài: 69km

Điểm đầu: Huyện Chơn Thành (Bình Phước)

Quy mô: 6 – 8 làn xe

Điểm cuối: Nút giao Gò Dưa (Vành đai 2, thuộc quận Thủ Đức, TP.HCM)

Vốn đầu tư: 24.150 tỉ đồng

Địa phận đi qua: TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước

Thời gian tiến hành: 2021 – 2025 tiến hành giải phóng mặt bằng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh cho biết dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có tính chất rất quan trọng với tỉnh và tỉnh sẽ quyết tâm thực hiện
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh cho biết dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có tính chất rất quan trọng với tỉnh và tỉnh sẽ quyết tâm thực hiện

Thông tin chi tiết tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 568/2013. Với độ dài 69km, cao tốc này có điểm đầu từ huyện Chơn Thành (Bình Phước) và điểm cuối là nút giao Gò Dưa.

Với vốn đầu tư lên đến 24.150 tỷ đồng (chưa tính lãi vay). Trong đó vốn Nhà nước tham gia 12.137 tỷ đồng và nhà đầu tư tư nhân là 12.138 tỷ đồng.

Theo Ban quản lý dự án đường TPHCM, dự án cao tốc này có tổng chiều dài 68,7 km, điểm đầu tại nút giao Gò Dưa, vành đai 2 TP.HCM; điểm cuối tại quốc lộ 14 tại Chơn Thành (Bình Phước), quy hoạch với quy mô từ 6 – 8 làn xe.

Đoạn qua TP.HCM dài khoảng 2 km với điểm đầu từ nút giao Gò Dưa, đi theo đường tỉnh lộ 43 đến giáp ranh địa bàn tỉnh Bình Dương và có lộ giới 60 m.

Đoạn qua tỉnh Bình Dương có chiều dài khoảng 57km. Trong đó 28km đi trên cao, xây dựng khoảng 10 cầu vượt, với vốn đầu tư dự kiến 30.000 tỷ đồng.

Đoạn qua tỉnh Bình Phước khoảng 11,5km, vốn đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành sẽ triển khai đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2021 - 2030 theo hình thức đối tác công tư (PPP), kiến nghị trung ương hỗ trợ vốn, bao gồm kinh phí giải phóng mặt bằng.

Chưa dừng lại ở đó, theo quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, tuyến cao tốc này được dự kiến sẽ kéo dài tới cửa khẩu Hoa Lư và Kết nối với Campuchia, giúp hoạt động vận chuyển hàng hòa qua nước bạn dễ dàng hơn.

Vốn đầu tư dự kiến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
Vốn đầu tư dự kiến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Hướng tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Với chiều 68,7 km, điểm đầu tại nút giao Gò Dưa (TPHCM), điểm cuối tại quốc lộ 14 tại Chơn Thành (Bình Phước) và có hướng tuyến cụ thể như sau:

Dự kiến tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đi dọc theo tỉnh lộ 43 (TP Thủ Đức) khoảng 800 m, rồi rẽ phải theo ĐT.743B, ĐT.743A, ĐT.747B tới Km16+00 (trước cầu Khánh Vân) tuyến chuyển hướng rẽ trái tách khỏi đường hiện tại và đi men theo Suối Cái.

Sau đó tuyến đi song song với tuyến đường ĐT.741 lên xã An Long huyện Phú Giáo (Bình Dương), rồi đi thẳng lên phía Bắc giáp phía Đông khu công nghiệp Becamex Bình Phước để kết nối với quốc lộ 14.

Vai trò của tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Khi  tuyến cao tốc này hoàn thành được kỳ vọng bước đầu hoàn thiện quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam và quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh, kết nối TP.HCM với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Tây Nguyên.

3 tỉnh thành quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước sẽ được kết nối hoàn hảo sau khi dự án này được triển khai. Điều này đồng nghĩa với việc không chỉ có di chuyển thuận tiện mà kinh tế, xã hội từ đó cũng được đẩy mạnh.

Sau khi tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành được hoàn thành chắc chắn sẽ giúp việc di chuyển của người dân TP.HCM, Bình Dương về Bình Phước sẽ dễ dàng hơn. Hiện tại nếu muốn đi từ TP.HCM về Đồng Xoài, hay huyện Chơn Thành mất khoản từ 3 đến 4 giờ di chuyển. Đặc biệt người dân phải di chuyển trên những tuyến đường có mật độ xe cao như DT 741, DT 743, Quốc lộ 13, Quốc lộ 14,…

Vùng kinh tế trong điểm phía Nam sẽ có sự phát triển vượt trội nhờ vào các đường Vanh Đai xung quạnh thành phố Hồ Chí Minh tạo nên. Tuyến cao tốc Bình Dương – Bình Phước kết hợp với đường Cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương – Đà Lạt, Cao tốc TP Hồ Chí Minh – Mộc Bài,…giúp hạ tầng giao thông hoàn thiện và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế tại vùng “Bát Giác Kim Cương”

Cao tốc Bình Dương – Bình Phước thúc đẩy sự phát triển tại Bình Phước

Có thể nói cao tốc Bình Dương – Bình Phước có ý nghĩa quan trọng và là cơ hội lớn cho tỉnh Bình Phước. Số lượng người dân đổ về các tỉnh miền Đông Nam Bộ đi qua Bình Phước hàng ngày rất lớn. Điều này khiến Quốc lộ 13 bị ùn tắc, đặc biệt vào dịp lễ tết. Nếu cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành hoàn thành sẽ là đòn bẩy giúp nâng cao hạ tầng giao thông tại Bình Phước, thu hút vốn đầu tư mạnh mẽ vào tỉnh thành này.

Bên cạnh sự chờ mong vào tuyến cao tốc này, Bình Phước còn ưu tiên phát triển hai tuyến hành lang song hành Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14 để giải tỏa ách tắc giao thông và kết nối liên tỉnh dễ dàng hơn.

Với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 – 2025, Bình Phước tập trung hai địa bàn trọng điểm là huyện Đồng Phú và Chơn Thành. Tạo nên  tam giác phát triển Đồng Phú – Đồng Xoài – Chơn Thành. Bình Phước cũng hy vọng có thể nhanh chóng trở thành cực phát triển mới trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Khi hoàn thành, dự án Cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành sẽ kết nối với vành đai 2, TP.HCM
Khi hoàn thành, dự án Cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành sẽ kết nối với vành đai 2, TP.HCM

Các khuyến nghị cho đường cao tốc Bình Dương – Bình Phước

Ngày 13/4/2021, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận giao cho tỉnh Bình Phước chủ trì thực  hiện dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành,

Tỉnh này sẽ thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) và đầu tư xây dựng công trình, cụ thể:

  • Đoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh có kinh phí xấp xỉ 3.000 tỷ đồng.
  • Đoạn qua tỉnh Bình Dương dài 57 km có kinh phí 30.000 tỷ đồng, với 28 km trên cao, 29 km đi ngầm và 10 cầu vượt.
  • Đoạn qua tỉnh Bình Phước dài 11,5 km với kinh phí khoảng 3.000 tỷ đồng.

Tỉnh Bình Phước cũng mong muốn được chủ động phối hợp với các bộ ngành địa phương liên quan triển khai các thủ tục pháp lý kêu gọi đầu tư vào đường cao tốc Thành phố Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành theo hình thức PPP và hợp đồng BOT với 3 phương án.

  • Phương án 1: Tuyến có điểm đầu tại Bình Chuẩn, điểm cuối tại Chơn Thành với chiều dài chiều dài 55,6 km, tổng vốn đầu tư 33.000 tỷ đồng.
  • Phương án 2: Lộ trình xuất phát tại ngã ba An Phú và kết thúc tại Chơn Thành có tổng vốn đầu tư khoảng 27.500 tỷ đồng.
  • Phương án 3: Tuyến bắt đầu tại Bình Chuẩn và kết thúc tại Chơn Thành có chiều dài 55,9 km, tổng vốn đầu tư 21.600 tỷ đồng.

Trên đây là một vài thông tin về tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Truy cập website KIMOANH.NET để biết thêm nhiều dự án giao thông mới nhất nhé.

Có thể bạn quan tâm:

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

Zalo
0937 091 291