M&A là gì? Các thương vụ M&A ở Việt Nam

M&A hiện nay là khái niệm còn khá mới mẻ với nhiều người tại Việt Nam. Đây là hình thức đầu tư thông qua việc mua bán sáp nhập với sự hấp dẫn và tính thách thức cao. Trong những năm gần đây, có nhiều thương vụ M&A đình đám đã diễn ra thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt phải kể đến thương vụ Grab mua lại Uber tại thị trường Đông Nam Á.

M&A là gì?

M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại. Hoạt động này được diễn ra giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp khác nhau để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.

M&A cũng là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh với  Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại), cụ thể:

Mergers (sáp nhập): Đây là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô với mục đích tạo ra một doanh nghiệp mới lớn mạnh hơn. Khi sáp nhập, công ty sẽ phải chuyển toàn bộ tài sản, lợi ích hợp pháp cùng với quyền và nghĩa vụ sang công ty nhận sáp nhập. Công ty sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình để trở thành một công ty mới.

Acquisitions (mua lại): Với hình thức này, doanh nghiệp lớn sẽ mua lại các doanh nghiệp nhỏ và yếu. Doanh nghiệp bị mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ, trong khi đó doanh nghiệp mua lại có quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp mà mình mua được.

Lợi ích M&A đem lại

 M&A còn góp phần cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Sau khi thực hiện M&A, hai bên có thể khai thác được những lợi thế lẫn nhau, tăng thị phần, tận dụng quan hệ khách hàng, khả năng bán chéo sản phẩm, dịch vụ, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.

Không phải ngẫu nhiên mà trong những năm gần đây, M&A lại nở rộ tại Việt Nam. Hình thức này chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi ích và tạo ra giá trị gia tăng nhờ vào việc giảm chi phí và mở rộng thị trường. Vậy M&A sẽ đem lại những lợi ích như thế nào?

Giảm chi phí nhân lực

Khi M&A diễn ra, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội sàn lọc lại những vị trí làm việc yếu kém vì những bên sáp nhập đều có nhu cầu giảm việc làm ở những vị trí không cần thiết. Doanh nghiệp sẽ có thêm cơ hội để nhận những lao động có kỹ năng tốt, nhiều kinh nghiệm.

Nâng cao quy mô doanh nghiệp

Khi một doanh nghiệp được mua lại hay sáp nhập cũng đồng nghĩa với việc sẽ bước chân vào một thị trường mới với phạm vi phân phối mở rộng hơn. Khi quy mô doanh nghiệp tăng thì dây chuyền sản phẩm và phân phối hàng hóa được đẩy mạnh, giúp doanh nghiệp có thêm thị phần.

Nâng cao trình độ, công nghệ kỹ thuật

Các doanh nghiệp có thể phát triển cộng hưởng khi tận dụng công nghệ, kỹ thuật của nhau. Khi hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng hợp tác, nguồn vốn cũng trở nên dồi dào, tạo ra cơ hội trang bị thêm máy móc hiện đại.

Cải thiện nguồn lực tài chính

Sau khi M&A diễn ra, doanh nghiệp sẽ được tăng thêm nguồn vốn, rủi ro được chia sẽ và đặc biệt tài chính sẽ ổn định và minh bạch hơn.

Các thương vụ M&A ở Việt Nam hiện nay

Trong những năm gần đây, các thương vụ M&A ở Việt Nam diễn ra thường xuyên hơn với giá mua bán, sáp nhập lên tới hàng chục tỷ USD. Cùng điểm qua một vài thương vụ đình đám nhé.

Central Group – Big C

Để có được Big C, Tập đoàn Central Group – Tập đoàn đến từ Thái Lan đã mua lại tỷ lệ cổ phần chi phối với Nguyễn Kim. Ngoài ra, tập đoàn này còn đầu tư 1,14 tỷ USD nhằm thâu tóm thị phần bán lẻ tại Việt Nam.

ThaiBev và Sabeco

Đây được xem là thương vụ M&A lớn nhất của ngành bia Châu Á. ThaiBev – Một trong những công ty nước giải khát lớn của Đông Nam Á, đồng thời là công ty giải khát lớn nhất Thái Lan đã mua lại 53,59% cổ phần của Sabeco.

Grab – Uber

Grab đã mua lại toàn bộ hoạt động của Uber tại Đông Nam Á. Sau khi mua bán sáp nhập, Uber có 27,5% cổ phần trong công ty. Theo đó, Grab đã tiếp nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại Campuchia, Myanmar, Philippines, Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Các hình thức phổ biến của chiến lược M&A

ChiẾN lược M&A sẽ có 3 hình thức phổ biến dựa vào chức năng của các công ty thành viên, cùng với tính chất của việc mua bán, sáp nhập, cụ thể:

M&A kết hợp (Conglomerate)

Hình thức mua bán, sáp nhập này sẽ hình thành nên các tập đoàn và diễn ra giữa các công ty phục vụ cùng một khách hàng trong một ngành. Tuy nhiên họ sẽ không cung cấp những sản phẩm dịch vụ giống nhau. Tuy về mặt kỹ thuật, sản phẩm không giống nhau nhưng sản phẩm của họ có thể được bổ sung và sản phẩm đi cùng nhau.

Ví dụ: Công ty sản xuất gối đệm có thể sáp nhập với công ty sản xuất giường để tạo nên một tập đoàn.

M&A theo chiều ngang (Horizontal)

Hình thức mua bán, sáp nhập này diễn ra giữa các doanh nghiệp có sản phẩm và dịch vụ giống nhau với cùng ngành và cùng một giai đoạn sản xuất. Họ thường sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường.

Ví dụ: Hai thương hiệu cùng sản xuất xe máy có thể mua bán, sáp nhập với nhau

M&A theo chiều dọc (Vertical)

Hình thức này được thực hiện với mục đích kết hợp hai công ty có cùng chuỗi giá trị. Họ sản xuất cùng một dịch vụ và đây là dịch vụ tốt nhưng giai đoạn sản xuất mà họ đang hoạt động lại không giống nhau.

Ví dụ một doanh nghiệp sản xuất nệm có thể sáp nhập với một doanh nghiệp sản xuất cao su.

Trên đây là một vài thông tin về M&A. hy vọng bài viết này giúp bạn biết được M&A là gì và hiểu hơn về hình thức này.

Có thể bạn quan tâm:

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

Zalo
0937 091 291